ĂN BÁNH TRÁNG CÓ MẬP KHÔNG? MÓN BÁNH TRÁNG TRỘN CHỨA BAO NHIÊU CALO?

14/05/2021 19:05

Ăn bánh tráng có mập không? Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Đây là vấn đề khiến nhiều chị em quan tâm. Bởi bánh tránh được làm chủ yếu từ bột gạo, có hàm lượng tinh bột cao, dễ ăn và được nhiều người ưu chuộng. Cùng Siêu thị bánh tráng TANA tìm hiểu về bánh tráng qua bài viết dưới đây.

I/ Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?

Bánh tráng là nguyên liệu phổ biến được dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Bánh tráng được làm chủ yếu từ bột gạo pha loãng hoặc một số trường hợp sư dụng bột sắn, bột khoai,….

Từ bánh tráng trắng chế biến thành nhiều các loại bánh tráng ăn vặt như: Bánh tráng trộn, bánh tráng nướng, bánh tráng chấm muối, bánh tráng chuối, bánh tráng nhúng, bánh tráng gạo, bánh tráng cuốn rau,…

 

 

Để biết ăn bánh tráng có mập không? Tăng cân không? Trước tiên cần phải xác định thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calories trong 1 chiếc bánh tráng.

Theo phân tích của chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g bánh tráng chứa 295,6kcal và cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng: Protein, tinh bột, lipid,…

Đối với bánh tráng trộn có thêm các nguyện liệu khách như: Trứng cút, lạc, bò khô, xoài,… thành phần dinh dưỡng cũng được bổ sung thêm chất xơ, vitamin, chất khoáng, nước.

Dựa trên đó, 100g bánh tráng trộn cung cấp khoảng 329,8 kcal cho cơ thể.

II/ Ăn bánh tráng có mập không?

Như đã đề cập ở trên, với hàm lượng calo bánh tráng cung cấp được đánh giá ở ngưỡng trung bình. Tuy nhiên, lượng tinh bột có trong bánh tráng lại khá cao và có chứa cả chất béo, nếu ăn quá nhiều bánh tráng khó tránh khỏi tình trạng tăng cân.

Như vậy, việc lo lắng ăn bánh tráng có béo không hoàn toàn là có cơ sở. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, nếu biết ăn bánh tráng đúng cách và đúng thời điểm sẽ không gây tăng cân. Ngược lại hỗ trợ ổn định cân nặng, duy trì vóc dáng mà vẫn cung cấp đủ năng lượng.

 

 

Tổng kết lại, nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân thì nên cân đối lại liều lượng ăn bánh tráng để không ảnh hưởng tới hiệu quả giảm béo của bản thân.

III/ Thực đơn ăn bánh tráng ăn vặt không lo tăng cân

Từ một miếng bánh tráng trắng mỏng phơi sương sẽ chế biến thành rất nhiều các ăn khác nhau như: Bánh tráng cay, bánh tráng sate, bánh tráng bơ, bánh tráng mì, bánh tráng sữa,…

Tuy nhiên, bạn cần chọn ăn loại bánh tráng phù hợp để không gây béo phì. Dựa vào thành phần dinh dưỡng, bạn có thể tham khảo 4 cách ăn bánh tráng dưới đây vừa ăn toàn vừa không lo tăng cân:

3.1. Cách ăn bánh tráng muối tắc

Bánh tráng muối là món ăn khoái khẩu của nhiều người, bởi đơn giản, dễ làm, không cần chế biến mất thời gian. Thông thường bánh tráng muối được ăn bằng 2 cách.

 

+ Bánh tráng trắng cắt miếng nhỏ

+ Pha muối, ớt, chanh, hạt tiêu trộn đều

+ Khi ăn lấy miếng bánh tráng chấm với muối pha sẵn

3.2. Ăn bánh tráng mắm ruốc

Bánh tráng với mắm ruốc là cách ăn được bắt nguồn từ người miền Nam. Sau đó, dần phố biến và được nhiều người ưa chuộng. Cách ăn này tuy hơi lạ nhưng trong mắm ruốc có nhiều chất dinh dưỡng và cả chất xơ không gây tăng cân.

3.3. Mẹo ăn bánh tráng mè nướng không tăng cân

Bánh tráng mè đen hay người miền Bắc gọi là bánh đa, thường được nướng lên để ăn với tương ớt hoặc tương cà. Đặc biệt những hạt mè đen có chứa chất xơ và vitamin nên làm giảm khả năng gây béo, tăng cân.

 

 

Mặc dù vậy, bạn cần chú ý không nên ăn bánh tráng mè đen nói riêng và các loại bánh tráng nói chung vào buổi tối. Bởi thời điểm này cơ thể rất dễ hấp thụ chất béo, nếu ăn tráng sẽ khiến tăng cân mất kiểm soát.

Các chuyên dinh dưỡng đánh giá, ăn bánh tráng có mập không phải dựa trên nhiều yếu tố. Bởi vì, ăn bánh tráng đúng cách cũng chỉ có tác dụng duy trì ổn định cân nặng. Do vậy, với những người yêu thích món ăn này hãy lựa chọn cho mình thực đơn và chế độ ăn uống phù hợp cùng Tana nhé!

 

Bài viết liên quan

Thong ke