Những điều cần biết trước khi mua nhượng quyền nhà hàng, cửa hàng F&B - TANA

23/09/2021 17:09

 

Đến một lúc nào đó, việc mở một nhà hàng/ quán của riêng mình có thể là một bước đi đúng đắn, nhưng đối với nhiều người, việc đầu tư vào nhượng quyền nhà hàng sẽ có lợi hơn. Hình thức “nhượng quyền” cho phép bạn sở hữu một nhà hàng mơ ước mà không cần tốn quá nhiều công sức, thời gian cũng như rủi ro thấp.

Nhượng quyền cũng có nhiều cách thức nhượng quyền, nhưng hầu hết tất cả đều có chung những đặc điểm chung cần lưu ý dưới đây:

1. Phân biệt giữa “Nhượng quyền” và “Chuỗi ”

Lấy Starbucks làm ví dụ, đây là mô hình dạng chuỗi, được sở hữu bởi 1 công ty mẹ duy nhất. Bạn không thể mua bất kỳ một tiệm cà phê Starbucks nào. Nhưng Burger King lại khác, đó vừa là chuỗi vừa là nhượng quyền, bạn có thể mua lại một nhà hàng Burger King nếu muốn. Từ hai ví dụ trên, bạn sẽ nhận ra rằng: Nhà hàng nhượng quyền đích thực là một chuỗi, nhưng không phải chuỗi nào cũng có hình thức nhượng quyền.

 

Starbucks says nearly a quarter of all US retail orders are placed from a  phone - The Verge

2. Không phải cứ có tiền là sẽ được mua nhượng quyền

Kinh nghiệm

Không chỉ về tiền, nhiều nhà đơn vị nhượng quyền còn yêu cầu chủ đầu tư phải có kinh nghiệm kinh doanh trước khi đại diện cho thương hiệu của họ. Không đơn giản dừng lại ở việc sở hữu một nhà hàng, dù cho có mở nhà hàng riêng hay mua nhượng quyền thì chủ đầu tư cũng cần có những kinh nghiệm nhất định về lĩnh vực kinh doanh F&B.

Địa điểm kinh doanh

Bên cạnh đó khi mua nhượng quyền còn rất nhiều ràng buộc khác: Pizza Hut và Taco Bell đều yêu cầu bạn phải mở tối thiểu là ba nhà hàng mới trong vòng ba năm, đối với Dunkin’ Donuts thì con số là năm, đồng thời phải mở cùng một lúc. 

 

Danh sách địa điểm các cửa hàng Highland Coffee tại Hà Nội

 

Điều đó chắc chắn sẽ khiến bạn cân nhắc túi tiền trước khi dấn thân. Việc đầu tư thời gian nhiều nhà hàng cùng một lúc đòi hỏi phải suy nghĩ nghiêm túc, và có sự đầu tư tâm sức rất lớn. Vì đôi khi việc vận hàng một nhà hàng cũng đủ khiến bạn bù đầu.

3. Bạn sẽ được trao một chiếc “chìa khóa vạn năng”

Một trong những lí do giá nhượng quyền đắt đỏ là vì bạn không chỉ mua thương hiệu mà còn mua luôn cả quy trình vận hàng, mọi thứ đã được “đúc khuôn” sẵn. Tất cả mọi thứ từ việc bố trí nhà bếp, thiết kế phòng ăn cho đến thực đơn, và cả chiến dịch marketing, tất cả đều đã được chuẩn bị sẵn.

Thậm chí, bạn không phải tốn công xây dựng bộ nhận diện thương hiệu – công việc tốn rất nhiều chi phí và công sức – mọi thứ đều được tính vào những gì bạn mua. Nói theo cách đơn giản, bạn đang mua lại toàn bộ quy trình vận hành của một doanh nghiệp, nhiệm vụ của bạn chỉ là áp dụng những thứ sẵn có để vận hành nhà hàng của mình.

4. Nhà hàng nhượng quyền quy định riêng

Tính nhất quán là chìa khóa khi nhắc đến hình thức nhượng quyền. Khách hàng mong muốn một trải nghiệm đồng nhất ở tất cả các cửa hàng cùng thương hiệu.

 

Sơ đồ quy trình phục vụ nhà hàng ăn uống trực tiếp - Kênh Z

 

Để giữ mọi thứ nhất quán và đảm bảo tính liền mạch trong trải nghiệm, mọi đơn vị nhượng quyền đều phải kèm theo một bộ quy tắc phác thảo những điều được làm và không được làm. Một khi bạn đã đồng ý mua lại, đồng nghĩa với việc bạn đã chấp nhận mọi quy tắc họ đề ra.

5. Bạn cần một kế hoạch rõ ràng, cụ thể

Mặc dù mô hình nhượng quyền có đầy đủ mọi thứ bạn cần để có thể bắt tay ngay vào kinh doanh, nhưng bạn vẫn phải cần có một kế hoạch cực-kỳ-chi-tiết và thấu đáo. Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia càng nhiều càng tốt, trước khi gửi hồ sơ xin nhượng quyền.

 

How to Make a Study Plan that Actually Works | UniLodge

6. Có những hình thức nhượng quyền nhà hàng nào

Bạn có thể lựa chọn các hình thức nhượng quyền nhà hàng một đơn vị (single-unit franchise), nhượng quyền nhiều đơn vị (multi-unit franchise), nhà phát triển khu vực (area developer), hoặc nhượng quyền độc quyền (master franchise). 

Loại hình nhượng quyền nào bạn muốn sở hữu phụ thuộc phần lớn vào số tiền trong túi của bạn. Tạo ra một nhóm các nhà đầu tư có cùng chí hướng sẽ mang đến cơ hội lớn hơn nếu bạn chọn hình thức nhiều đơn vị. 

Mặc dù mô hình nhượng quyền có đầy đủ mọi thứ bạn cần để có thể bắt tay ngay vào kinh doanh, nhưng bạn vẫn phải cần có một kế hoạch cực-kỳ-chi-tiết và thấu đáo. Hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia càng nhiều càng tốt, trước khi gửi hồ sơ xin nhượng quyền.

 

 

Kinh doanh nhượng quyền ngành F&B đang là xu thế, nhưng không phải ai cũng có thể thành công trong lĩnh vực tưởng dễ nhưng không dễ này. Và để tránh được những sai lầm khiến bạn có thể gặp thất bại, hãy liên hệ với Siêu Thị Bánh Tráng TANA để được tư vấn chi tiết về nhượng quyền kinh doanh cũng như những lợi ích mà hình thức này mang lại nhé!

 

Bài viết liên quan

Thong ke