NHƯỢNG QUYỀN 0 ĐỒNG - SIÊU THỊ BÁNH TRÁNG TANA ĐÓN ĐẦU XU HƯỚNG KINH DOANH NGÀNH F&B TRONG MÙA DỊCH

12/06/2021 14:06

Những năm gần đây xu hướng nhượng quyền nở rộ, đặc biệt là ngành F&B (Food and Beverage – ngành dịch vụ kinh doanh ăn uống). Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Siêu Thị Bánh Tráng TANA? Dưới đây là thông tin chung về nhượng quyền thương hiệu giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn để quyết định hình thức kinh doanh của mình trong tương lai.

1. Kinh doanh nhượng quyền (Franchise) là gì?

Kinh doanh nhượng quyền (Franchise) là hình thức một cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước. Cá nhân hay tổ chức nhận nhượng quyền phải trả một khoản phí nhất định theo tháng hoặc năm để duy trì hoạt động kinh doanh.

 

2. Các hình thức kinh doanh nhượng quyền

(1) Nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full business format franchise) là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Khi nhượng quyền kinh doanh toàn diện, bên cung cấp nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền nhận 4 nội dung chính:

+ Hệ thống kinh doanh: Chiến lược, mô hình, quy trình vận hành được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo.

+ Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh, chẳng hạn như công thức pha chế.

+ Hệ thống thương hiệu.

+ Sản phẩm/dịch vụ.

 

Bên nhận nhượng quyền sẽ trả một khoản phí để bên nhượng quyền hỗ trợ các công đoạn: Thiết kế và trang trí cửa hàng, hướng dẫn địa điểm mua nguyên liệu và trang thiết bị, hỗ trợ Marketing, v.v… Đây là hình thức nhượng quyền được áp dụng phổ biến ở thị trường Việt Nam.

 

Ví dụ: Nếu bạn nhận nhượng quyền cafe từ thương hiệu Siêu Thị Bánh Tráng TANA, bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ bên nhượng quyền từ khâu thiết kế, set up cửa hàng, nguyên liệu, công thức cho đến máy móc và giấy phép kinh doanh. 

 

 

(2) Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (Non-business format franchise) là hình thức nhượng quyền một mảng nào đó trong hệ thống kinh doanh. Ví dụ như nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền công thức và tiếp thị hoặc nhượng quyền hình ảnh thương hiệu.

Với mô hình nhượng quyền này, bên nhượng quyền sẽ không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

 

(3) Nhượng quyền có tham gia quản lý (Management franchise): Hình thức này thường được áp dụng tại các thương hiệu lớn. Ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành quy trình kinh doanh dễ dàng hơn.

KFC là ví dụ điển hình. Thương hiệu này yêu cầu nhượng quyền có sự tham gia quản lý từ công ty chính để luôn đảm bảo sự đồng bộ trong chất lượng sản phẩm và dịch vụ của họ. 

 

(4) Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (Equity franchise)Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu của mình, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số nhỏ tiền vào cửa hàng nhận nhượng quyền. Điều này giúp bên nhượng quyền có ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng.

 

3. Đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

3.1. Ưu điểm

+ Không tốn công xây dựng thương hiệu: Ở các thương hiệu nhượng quyền, bạn chỉ cần bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và tiến hành kinh doanh. Bạn không cần tốn thời gian xây dựng kế hoạch kinh doanh riêng, công thức đồ ăn/uống, concept quán, menu, v.v…tất cả đã có sẵn. Ngoài ra  bạn còn được hậu thuẫn cả khâu quảng bá, giới thiệu cửa hàng.

Ví dụ: Bạn mở một cửa hàng nhượng quyền Siêu thị bánh tráng TANA, phần đông các khách hàng đã biết đến thương hiệu này. Khi đấy bạn chỉ cần làm tốt khâu chuẩn bị và đưa cửa hàng của mình đi vào hoạt động dưới sự hỗ trợ của công ty chính.

 

 

+ Công thức đồ ăn/uống, concept có sẵn: Sau khi ký xong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền, công ty chính sẽ hỗ trợ bạn đào tạo nhân viên, cung cấp công thức chuẩn của hãng. Menu của cửa hàng cũng được đồng bộ đồ cả về chất lượng và số lượng.

Ví dụ, menu ở các quán Siêu thị bánh tráng Tana đều giống nhau, chất lượng như nhau. Đến thiết kế quán cũng giống nhau đều là concept tái hiện lại không gian cuộc sống thời bao cấp.

 

+ Đồng bộ trang thiết bị: Các thương hiệu kinh doanh nhượng quyền đều phải giống nhau cả về thiết bị vật dụng. Bạn sẽ được bên nhượng quyền cung cấp hoặc chỉ dẫn địa điểm mua. Không cần lo lắng rằng cần chuẩn bị những thiết bị nào? Mua ở đâu? Từ bàn ghế, cốc chén, vật trang trí cho đến hệ thống POS bán hàng, v.v… bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ.

 

+ Hỗ trợ hoạt động quảng cáo: Khi bắt đầu đi vào hoạt động, bạn sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ quảng bá cửa hàng. Cứ thế việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn khi chẳng cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu và tập khách hàng từ con số 0.

 

+ Hồi vốn nhanh chóng: Kinh doanh nhượng quyền là bạn đang kinh doanh trên thương hiệu người khác đã gây dựng thành công. Việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng. Trung bình bạn sẽ thu hồi vốn sau 2-3 năm nếu thị trường bình ổn.

 

3.2. Nhược điểm

 

+ Hình thức dập khuôn không có sự sáng tạo: Bạn kinh doanh nhượng quyền tức là đang kinh doanh dưới tên của người khác. Từ concept trang trí, menu, giá, phong cách phục vụ, v.v…đều đồng nhất và bạn không được phép sáng tạo thêm. Dẫn đến việc bạn không có khả năng làm mới để tăng thu hút cho thương hiệu của mình.

 

+ Chi phí đầu tư lớn: Với những thương hiệu lớn, chi phí ban đầu bỏ ra để nhận nhượng quyền khá là cao, trung bình từ 400 – 700 triệu/năm hoặc nhiều hơn. Việc huy động nguồn vốn lớn để kinh doanh nhượng quyền cũng không phải chuyện dễ dàng.

 

+ Ảnh hưởng từ cửa hàng khác cùng chuỗi: kinh doanh cùng một hệ thống, cơ sở khác có chất lượng đồ uống không đảm bảo, bị khách hàng tẩy chay thì quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

 

+ Không phải là thương hiệu riêng của mình: Dù có thành công đi chăng nữa thì đó cũng không phải thương hiệu của riêng bạn. Bạn không được phép thay đổi, tùy chỉnh hay có quyền hạn gì đối với thương hiệu mình đang kinh doanh.

 

4. Các tiêu chí khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền

 

+ Khả năng tài chính

Trước khi xem xét lựa chọn thương hiệu để kinh doanh nhượng quyền, bạn cần “cân đo” nguồn tài chính của mình xem sẽ phù hợp với giá của thương hiệu nào? Ví dụ bạn có số vốn 800 triệu, muốn nhượng quyền cà phê, bạn tham khảo các thương hiệu: Highlands Coffee, Milano, Lotteria, TANA,v.v… sau khi khảo sát về giá nhượng quyền của các thương hiệu, bạn sẽ xác định được đâu là thương hiệu mình có thể nhận nhượng quyền.

 

+ Điều kiện nhượng quyền

Bên cạnh việc đánh giá chi phí nhượng quyền, bạn cần xem xét các điều kiện nhượng quyền của thương hiệu đó nữa. Như điều khoản của KFC là vị trí của bạn phải đặt ở khu vực trung tâm, mặt đường lớn hoặc các tòa nhà to. Diện tích mở phải lớn hơn 150m2, v.v… Khi xác định nhượng quyền KFC, bạn có đáp ứng đủ được những yêu cầu trên?

 

+ Hiệu quả kinh doanh

Bạn cần tìm hiểu thêm về tình hình kinh doanh, doanh thu của các thương hiệu nhượng quyền. Không ai lại bỏ ra số tiền lớn để nhận nhượng quyền một thương hiệu sắp sụp đổ hay có tình hình kinh doanh kém cả. Lưu ý, sau khi xác định thương hiệu nhượng quyền, bạn cần khảo sát thêm vị trí mình mở có bao nhiêu quán cùng chuỗi. Nếu hai quán nhượng quyền ở cạnh nhau, khách hàng của bạn sẽ bị chia sẻ.  

 

 

5. Tình hình nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

Hiện nay, tại các nước phát triển như Mỹ, Úc,… có thể dễ dàng bắt gặp trên đường phố các thương hiệu được phổ cập theo mô hình nhượng quyền. Còn đối với thị trường Việt Nam, nhượng quyền thương mại còn khá non trẻ. Chính vì vậy, những luật lệ về nhượng quyền thương hiệu, cách thức công ty tư vấn, hỗ trợ dành cho kinh doanh nhượng quyền còn đơn giản.

 

Tuy nhiên, một điều chắc chắn theo xu hướng phát triển thì trong những năm tới, nhượng quyền thương hiệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Do vậy ngay từ bây giờ nếu có ý định kinh doanh nhượng quyền hoặc xây dựng một thương hiệu hướng đến cho nhượng quyền thương hiệu, bạn cũng cần xây dựng những nền tảng vững trong hệ thống quản lý, tiềm lực kinh tế, sức mạnh thương hiệu, v.v… Nhượng quyền thương hiệu không phải là một mô hình kinh doanh ngắn hạn, nó là một cuộc đầu tư lâu dài và sẽ là xu hướng kinh doanh của Việt Nam.

6. Vậy nên hay không nên kinh doanh nhượng quyền cùng TANA?

Nếu bạn là người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng thương hiệu hay am hiểu về thị trường. Bạn chỉ đang muốn thử sức kinh doanh, thì lựa chọn kinh doanh nhượng quyền sẽ là giải pháp an toàn. Ngoài ra, nếu bạn đầy tham vọng và mong muốn làm chủ một thương hiệu riêng. Nếu có đầy đủ nguồn lực như tài chính, kinh nghiệm quản lý, đội ngũ hỗ trợ, v.v… Bạn hoàn toàn có thể xây dựng một thương hiệu của riêng mình.

 

Dựa vào ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền, xem xét nguồn lực để tìm câu hỏi cho riêng mình nhé!

 

Đặc biệt. nếu bạn đang mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực F&B nhưng chưa có nhiều kinh nghiệp thì hãy nắm bắt ngay Cơ hội hợp tác mở điểm kinh doanh Siêu thị bánh tráng TANA với chương trình hỗ trợ mùa dịch chỉ từ 0 đồng.

 

 

Theo đó, các đơn vị đăng ký kinh doanh nhượng quyền sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi như: 

+ Không mất phí nhượng quyền thuong hiệu ban đâu.

+ Không mất phí hỗ trợ quảng cáo, Marketing

+ Không mất chi phí quản lý

+ Không thu phí % lợi nhuận

 

Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể bỏ qua mô hình nhượng quyền thương hiệu của Siêu thị bánh tráng TANA.

+ Mô hình đầu tư đơn giản, phù hợp thị hiếu khách hàng

+ Tư vấn set up, đào tạo kỹ thuật, hợp tác nguyên liệu

+ Hệ thống, quy trình rõ ràng và được đào tạo bài bản

+ Hỗ trợ tư vấn quản lý, chiến lược kinh doanh, giá bán phù hợp

+ Tiết kiệm chi phí, tối ưu lợi nhuận

+ Được thừa hưởng tệp khách hàng sẵn có

+ Tỉ lệ thành công lên đến 90%, giảm rủi ro khi khởi nghiệp

 

Hiện hệ thống TANA đã phát triển với hơn 40 cơ sở trên khắp các tỉnh thành: https://by.com.vn/RtUOor

 

Khách hàng quan tâm đăng ký để được tư vấn và hỗ trợ chính sách tốt nhất tại: https://forms.gle/YzmfybY4XJLe5nLp6

 

Bài viết liên quan

Thong ke