Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu F&B nhà hàng, quán cà phê?

20/09/2021 16:09

 

Kinh doanh nhượng quyền đang là một xu thế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, nhiều nhà đầu tư chưa tìm hiểu rõ về vấn đề nhượng quyền dẫn tới khi triển khai gặp nhiều khó khăn. Mời bạn đọc cùng Siêu thị bánh tráng tìm hiểu những ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền trong ngành dịch vụ F&B (nhượng quyền nhà hàng, quán cafe).

 

Ưu điểm nhượng quyền thương hiệu

1. Tiết kiệm thời gian thiết lập mô hình kinh doanh

Thời gian tiêu chuẩn để nghiên cứu và phát triển một mô hình kinh doanh thông thường tối thiểu sẽ mất 3-6 tháng. Rất nhiều chi phí và công sức cho việc nghiên cứu thị trường, định vị thương hiệu, xây dựng bộ khung cho mô hình kinh doanh... rồi sau đó là chạy thử và hiệu chỉnh. Khi nhượng quyền giúp bạn rút ngắn được giai đoạn này vì phần lớn thương hiệu nhượng quyền được nghiên cứu & phát triển mô hình khá kỹ và chứng mình được thành công bước đầu trước khi triển khai nhượng quyền ra thị trường. 

 

2. Hưởng lợi từ danh tiếng thương hiệu

Chuỗi nhượng quyền thường có lượng khách trung thành lớn vì số lượng cửa hàng lớn tạo thuận tiện và nâng cao tần suất sử dụng sản phẩm dịch vụ. Mỗi cửa hàng mới xuất hiện đều góp phần tạo độ mạnh cho thương hiệu. Đây là ưu điểm vượt trội mà nếu bạn thiết lập một mô hình kinh doanh mới sẽ rất khó để có được.

3. Giải pháp tối ưu ngân sách Marketing

Cùng là một chiến dịch marketing nhưng nếu ở quy mô chuỗi thì ngân sách sẽ được phân bổ đều cho các cửa hàng dẫn tới chi phí trên từng cửa hàng sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ có một hoặc vài cửa hàng.

Chiến dịch marketing cho cửa hàng ăn uống sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu độ phủ của thương hiệu tốt hay nói cách khác là thương hiệu sở hữu số lượng cửa hàng lớn giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận khi chiến dịch marketing có sức hút.

 

 

Để dễ hiểu, nếu bạn chỉ có 1 quán cafe ở quận 12 thì dù có quảng cáo truyền thông tốt cỡ mẫy cũng khó có thể thu hút được khách ở các quận ở xa như quận 1,3,4,7,8... trong khi nếu là chuỗi có cửa hàng ở hầu hết các quận thì sẽ khác.

Chương trình marketing quy mô chuỗi thường được tổ chức chuyên nghiệp và có giám sát đo lường rõ ràng hơn tự đầu tư.

4. Sức mạnh thương lượng với nhà cung cấp

Việc sở hữu số lượng lớn cửa hàng giúp cho thương hiệu có tiếng nói với nhà cung cấp ở hầu hết các lĩnh vực. Điều này giúp thuận lợi cho bên nhận nhượng quyền trong quá trình kinh doanh.

5. Hệ thống quản lý và vận hành được chuẩn hóa

Kinh doanh dịch vụ F&B thách thức nhất ở chỗ làm sao quản lý được tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ và con người.

  • Ở quy mô một vài cửa hàng bạn sẽ không thể có được đội ngũ chuyên trách tuyển dụng và đào tạo, đây là công tác cực kỳ quan trọng của ngành này.
  • Hệ thống quản lý, quy trình vận hành chuẩn hóa mang lại cơ hội thành công cao hơn tự mày mò và hiệu chỉnh của các mô hình độc lập.

 

3 Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Nhượng Quyền | FnB Việt Nam

Nhược điểm nhượng quyền thương hiệu

1. Hiệu ứng domino khi một sự kiện tiêu cực ở một địa điểm kinh doanh trong hệ thống có thể gây tổn hại đến niềm tin và lòng trung thành của khách hàng trên toàn chuỗi.

 

2. Nhà đầu tư thuê thương hiệu để kinh doanh và sẽ không được sở hữu thương hiệu đó vĩnh viễn.

 

3. Chia sẻ rủi ro kinh doanh với bên nhượng quyền. Kinh doanh luôn tiềm ẩn rủi ro và nhà đầu tư đang dùng tài chính của mình để giúp bên nhượng quyền mở rộng ra thị trường.

Bạn nên nhớ không có mô hình kinh doanh nào là tuyệt đối thắng ở mọi mặt trận vì nếu điều đó xảy ra thì chủ thương hiệu đã tự huy động tài chính để phát triển chứ không cần nhượng quyền.

 

Tài chính xanh (Green Finance) là gì? Sản phẩm tài chính xanh

 

4. Thiếu bản sắc cá nhân của nhà đầu tư:

a) Nhượng quyền toàn phần:

Toàn bộ định chuẩn về sản phẩm dịch vụ do bên nhượng quyền đưa ra nên nhà đầu tư chỉ được pháp tuân thủ và không thể có những cải tiến sáng tạo trên mô hình đó.

b. Nhượng quyền bán phần:

Bên nhượng quyền quan tâm đến những sản phẩm lõi của họ và bắt buộc phải tuân thủ còn lại các sản phẩm ngoài sản phẩm lõi thì nhà đầu tư có thể cải tiến sáng tạo thêm. Việc này đem lại sự linh hoạt cho khách hàng ở từng khu vực và tạo ra sự khác biệt trong thực đơn của các cửa hàng trong chuỗi nhưng có thể khiến khách hàng không hài lòng khi trải nghiệm cùng một thương hiệu mà mỗi nơi có thực đơn khác nhau.

 

Trên đây là phân tích một vài yếu tố ưu và nhược điểm của mô hình nhượng quyền và tự xây dựng thương hiệu riêng. Mỗi mô hình đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Với tư cách là chủ nhà hàng xem xét mục tiêu của bạn kết hợp với các phân tích ở trên để lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp. Chúc các bạn thành công!

 

Bài viết liên quan

Thong ke